U.S. Investment
CÔNG TY ĐẦU TƯ MỸ - USI
Công ty TNHH Đầu Tư Mỹ
Hotline: 0909 39 69 99

Tin tức

Tin tức

2014: Năm của các công ty Mỹ

Năm 2009, 6 tháng sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, triển vọng của nhiều công ty Mỹ thật thảm khốc! Hãng xe hùng mạnh General Motors đứng trước nguy cơ phá sản, giá cổ phiếu của General Electric thấp nhất trong 18 năm, cổ phiếu của Citigroup chưa đầy 1 USD, chỉ số Dow Jones giảm 53%.


Rất nhanh chóng, số lượng các công ty Mỹ trong top ten toàn cầu về vốn thị trường đã giảm từ 6 xuống 3 và thị phần của 50 công ty hàng đầu của Mỹ giảm từ 50% đến 40%. Các công ty Mỹ chính thức mất vị trí số 1 từ đó. Tuy nhiên, trong năm 2014, hầu hết dự báo đều cho rằng nhiều công ty Mỹ sẽ trở lại vị trí hàng đầu thế giới.

Trong báo cáo hằng năm về xếp hạng năng lực cạnh tranh của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ mới công bố, Viện Quản lý Phát triển (IMD) đặt trụ sở ở Thụy Sĩ cho biết, trong năm 2013, Mỹ đã giành lại vị trí số 1 thế giới về sức cạnh tranh kinh tế toàn cầu, nhờ sự hồi phục của lĩnh vực tài chính, khả năng sáng tạo công nghệ và thành công của nhiều doanh nghiệp.
 
2014: Năm của các công ty Mỹ
 
Trung tâm Cạnh tranh Toàn cầu thuộc Viện IMD đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trêncác yếu tố chính: sản xuất, đa dạng chủng loại hàng hóa, xuất khẩu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện quy tắc tài chính và quan trọng nhất là duy trì sự phát triển hài hòa trong xã hội. Dựa vào những số liệu tăng trưởng khả quan, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự đoán năm 2014 sẽ là “năm đột phá”của nền kinh tế Mỹ
 
Theo The Economist, năm nay, các công ty Mỹ sẽ chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng 10 công ty hàng đầu thế giới về giá trị thị trường và gần hai phần ba trong top 50. Trước đó, ngay đầu năm 2014, chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty Mỹ tiếp tục phục hồi mạnh. Sự hồi sinh này một phần do chính sách kinh tế của Mỹ tốt hơn so với châu Âu trong nỗ lực hồi phục kinh tế. 
 
Các công ty Mỹ sẽ được củng cố bằng nguồn năng lượng mới như chiết xuất dầu và khí tự nhiên với giá rẻ. Công ty Tư vấn McKinsey ước tính, khai thác nguồn năng lượng mới này sẽ tăng thêm 2 - 4% GDP vào năm 2020. Tháng 9/2009, trong danh sách 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới theo giá trị thị trường, chỉ có 3 công ty Mỹ là ExxonMobil, Microsoft và Walmart. 
 
Thống trị danh sách này lại là các công ty khổng lồ do nhà nước kiểm soát như PetroChina, China Mobile và ICBC. Tuy nhiên, năm 2013, 9 trong 10 công ty có giá trị nhất là từ Mỹ. Với nền kinh tế đang hướng đến sự tăng trưởng của năng lượng mới và thị trường chứng khoán lạc quan hơn, các công ty lớn của Mỹ đang trỗi dậy.
 
Bên cạnh đó, nhiều công ty Mỹ cũng có lợi thế dẫn đầu thế giới vào giai đoạn tiếp theo của truyền thông xã hội, Big Data và kinh tế chia sẻ với các công ty công nghệ như Apple, Cisco, Microsoft hay Facebook... Mặt khác, theo BCG, Mỹ đang trở thànhmột nước phát triển có chi phí sản xuất thấp do mức lương thấp hơn các nước Tây Âu hay Nhật Bản. Ngày càng nhiều các công ty Tây Âu và Nhật Bản xuất khẩu các nhà máy sang Mỹ.
 
Ngoài ra, một xu hướng đang tăng lên ở các công ty Mỹ là mong muốn sản xuất tại chính nước này. Điều này rất quan trọng để một lần nữa họ có các nhãn hiệu “được sản xuất tại Mỹ” (Made in USA). 
 
Martin Feldstein, giáo sư kinh tế thuộc Đại học Harvard, Chủ tịch danh dự Cục nghiên cứu Kinh tế Mỹ, nhận định, bước sang năm 2014, nền kinh tế đất nước cờ hoa sẽ phát triển một cách cân bằng hơn.
 
Thành tích của các công ty Mỹ là do sự phục hồi của thị trường chứng khoán và đồng USD đã tăng mạnh trong năm nay, giúp cho các công ty khổng lồ như Exxon, General Electric và Johnson & Johnson đều nằm trong thứ hạng rất gần các vị trí lớn nhất. Coca-Cola và Pfizer đã giảm thứ hạng nhưng hãng dầu Chevron đã trở thành công ty dầu thứ hai có giá trị nhất trên thế giới. 
 
Trong khi đó, hai hãng công nghệ Intel và IBM đã nhường lại vị trí dẫn đầu cho Google và Apple. Microsoft vẫn nằmtrong danh sách này và đang tìm lại hào quang với thương vụ mua lại Nokia. Sự vươn lên của nhiều công ty Mỹ cũng nhờ hiệu suất kém cỏi của các doanh nghiệp châu Âu, cũng như sự suy giảm của các tập đoàn tư bản nhà nước từ Trung Quốc hay Nga. 
 
Lợi thế này khiến các công ty Mỹ thành công đã trở nên toàn cầu hơn. Sáu trong số 10 công ty lớn nhất của Mỹ có thị trường nước ngoài lớn hơn rất nhiều trong nước. Hồi đầu tháng 9/2013, hãng viễn thông Verizon đã mua đối tác Vodafone của Anh với giá 130 tỷ USD.
 
Đây là hợp đồng lớn thứ ba trong lịch sử ngành công nghiệp này. Hãng Microsoft cũng gây chấn động khi mua công ty lớn nhất của Phần Lan là Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Hai thương vụ khổng lồ này đưa người Mỹ tới vị trí thống trị ngành công nghiệp không dây thế giới.

doanhnhansaigon

Bạn cần biết thêm chi tiết? Vui lòng ĐẶT CÂU HỎI, hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua hotline +84 (0) 909 39 69 99 để được tư vấn.